Cùng đọc mẫu chuyện nhỏ sau:
Chuyện là, có một bà mẹ sư tử nói sẽ dạy con đi săn. Hai anh em sư tử quá hứng khởi, chạy quá nhanh nên người anh lăn vòng tròn và bị thương. Sau đó, mẹ sư tử cho người anh ở nhà. Hàng ngày, mẹ và em sư tử vẫn đi săn mồi nhưng khi ăn không quên để phần cho người anh. Từ đó, anh sư tử sống trong sự thoải mái, hàng ngày được ăn mà không phải đi kiếm mồi. Cho đến khi trưởng thành, mẹ sư tử mất, lúc đó 2 anh em phải tự đi kiếm ăn nhưng rồi chúng lạc nhau, anh sư tử bị thương và không qua khỏi. Trước khi chết sư tử anh chỉ thốt lên một câu: “𝑪𝒐𝒏 𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒎𝒆̣!”
Có lẽ, sẽ không khó gặp những câu chuyện tương tự thế này trong đời sống thường nhật, nhất là trong việc chọn ngành nghề cho các con. Đa phần nghề nghiệp của hầu hết các học sinh sinh viên hiện nay đều do bố mẹ quyết định. Vậy câu hỏi được đặt ra là ” 𝑪𝒉𝒐̣𝒏 𝒏𝒈𝒉𝒆̂̀ 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒐̂́ 𝒎𝒆̣ 𝒉𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒐𝒏?”
Những ngày tháng làm hồ sơ xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đã ít nhiều gây ám ảnh đến một số em vì luôn do dự không biết nên chọn ngành mình thích hay nên theo ý bố mẹ. Đúng hay sai khi làm theo yêu cầu của ba mẹ?
Sai lầm của các em là chưa chứng minh được cho ba mẹ thấy mình đã trường thành, chưa thuyết phục được cha mẹ điều mình chọn là đúng. Sai lầm của các bậc phụ huynh là thường hay áp đặt ý kiến của mình thay vì đưa ra ý kiến và cùng con chọn trường. Gia đình kinh doanh nên con phải nối nghiệp, nghề bác sĩ cao quý nên con phải học nghành y, phi công kiếm được nhiều tiền nên hướng con theo phi công, ca sĩ nhiều thị phi nên con không được vào showbiz,… Điều này đã khiến các em bị rơi vào “ma trận” vì đối với các em thì ngành nào cũng là mới mẻ. Bỗng dưng các em phải giữ trọng trách là mang đổi 12 năm dùi mài kinh sử để đạt được mục đích không phải của mình.
“𝑩𝒂 𝒎𝒆̣ 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒃𝒂 𝒎𝒆̣ 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒆́𝒑” đều bắt nguồn từ tình thương của cha mẹ. Điều này không sai nhưng thực tế là ba mẹ, người thân, bạn bè,… vẫn sẽ không đi cùng các em đến hết cuộc đời và không thể nào sống hộ cho tương lai của các em. Chỉ có nghề nghiệp sẽ đi cùng các em mãi về sau.
Bản chất của việc cha mẹ muốn thay con cái quyết định tương lai là vì họ không tin tưởng vào sự lựa chọn non nớt của con mà lại tin vào sự từng trải của bản thân mình. Kinh nghiệm của những người đi trước là quý báu, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của thời đại, việc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm lại không phải một ý kiến hay.
Vậy câu chuyện ở đầu bài giúp ta nhận ra điều gì? Đó là để sinh tồn được trong xã hội khắc nghiệt, con người ta cần phải học cách tự lập. Nếu bố mẹ yêu thương và bảo vệ con quá mức thì cũng chính là làm hại đến con. Bố mẹ sẽ khiến trẻ ỷ lại và chẳng thể nào trưởng thành.Giống như sư tử anh, nếu không quá dựa dẫm vào mẹ và em, cũng như bị mẹ nuông chiều quá mức thì có lẽ nó đã có một kết cục đẹp hơn.
Sắp tới là thời gian thay đổi nguyện vọng của các sĩ tử 2k3, các bậc phụ huynh và các em hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Một nguyện vọng chỉ 30 nghìn nhưng một công việc sẽ gắng liền với các em 30 năm, 40 năm thậm chí là cả cuộc đời.