Học sinh tiểu học xưa được giáo dục cách cư xử thật đơn giản,…
– Thầy nói con người ai cũng giống nhau. Nhưng mỗi em có gia đình khác nhau. Có sự 𝔾𝕚à𝕦, ℕ𝕘𝕙è𝕠 nên có em ăn no, có em không đủ ăn và tối về không đủ ấm…! Nên các em phải biết thương nhau…! Vì tất cả chúng ta là con người đều có cảm giác giống nhau như đói khát, ấm lạnh, đau đớn, vui vẻ, buồn bực, tức giận, sợ hãi và yêu thương….!
– Thầy nói điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Bây giờ hai bạn ngồi cạnh nhau, một bạn đưa tay nhéo thật mạnh bạn kia. Em thấy sao…? Rất đau, em rất tức giận, em muốn nhéo lại bạn cho đau hơn mới đã cơn tức…
Như vậy cả hai em đều đau…! Nếu bình tĩnh một chút thôi, thì em sẽ nghĩ là bạn ấy đau lắm như mình…!Thôi…! Hãy tìm hiểu tại sao bạn làm như vậy nha…
– Thầy cũng biểu một bạn lấy bình mực đổ vào cuốn vở bạn kế bên. Bạn ấy nổi nóng, đỏ mặt, định cung tay đấm bạn. Thầy nói, em tức giận là đúng. Em không muốn bạn làm dơ quyển tập mình và đây là điều các em phải ghi nhớ….
– Thầy nói, thà mõi cổ vì ngẩng cao đầu còn hơn gù lưng vì cúi nhìn quá thấp…Thầy nói đi học là phải biết ước mơ, phái có đam mê và khát vọng làm những việc to lớn có ích cho mình và cho mọi người. Nếu như các em không có được điều đó, thì dễ chán nản, dễ buồn ngủ và dễ làm biếng học rồi bỏ học… Bỏ phí một đời.
– Thầy nói, Đoạn trường Tân thanh Thi hào Nguyễn Du, tả chị em Thuý Kiều, Thuý Vân mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười . Đẹp như thế mà – Thầy không có tranh cho các em xem. Thầy muốn các em hãy tưởng tưởng, liên tưởng cái đẹp của hai cô chắc giống như má mình, chị mình hay người thân nào đó rồi mơ tưởng đến người bạn gái mình chắc cũng đẹp như vậy…!
– Thầy nói, các em học môn toán để biết suy nghĩ , biết sắp xếp mọi việc trong đời sống của mình. Đây là môn học công cụ đòi hỏi các em học tốt để khai thông trí óc học các môn khác cũng tốt và rồi ra đời các em biết suy nghĩ chín chắn khi ra đời làm việc…
– Khi người khác rót nước cho mình, đừng chỉ ngồi yên nhìn người ta mà hãy đưa tay ra nâng cốc, điều đó thể hiện phép lịch sự.
– Khi người khác nói chuyện với mình, ít nhất cũng phải đáp lại người ta một câu cho phải phép.
– Dùng bữa xong nên nói: “Tôi ăn xong rồi”
– Khi đưa đồ cho người khác nên đưa bằng hai tay.
– Lúc ăn cơm nên cầm chén lên, không được dùng đũa đảo lộn thức ăn, không gõ chén .
– Người đi vào cuối cùng nên đóng cửa.
– Rửa tay xong không nên tùy tiện vẩy tay, để nước bắn lên người khác sẽ rất bất lịch sự.
– Khi đưa dao hoặc vật nhọn cho người khác, nên đưa phần chuôi hướng về họ.
– Khi người khác nói chuyện với mình hãy chú ý vào người ta, đừng đảo mắt nhìn xung quanh.
– Khi rót trà hay rót nước cho người khác xong, không nên quay vòi ấm về phía họ.
– Đi,đứng, ngồi, nghỉ cần phải đúng tư thế, có phong cách khiêm tốn .
– Nói được phải cố gắng làm cho được. Nếu không làm được thì đừng hứa.
– Nếu trong phòng có người, khi ra ngoài nên đóng cửa nhẹ nhàng.
– Khi đưa đồ cho người khác mà ở giữa cách một người, không nên đưa thẳng ra trước mặt người ta mà nên vòng qua phía sau.
– Học cách dịu dàng và biết lắng nghe.
– Đến chơi nhà người khác, đừng tùy tiện ngồi lên giường nhà người ta.
– Ăn cơm, các con cố gắng đừng phát ra tiếng động lớn, phải chờ người lớn gắp đũa trước rồi mới được gắp sau.
– Lúc nhặt đồ hoặc đi giày nên ngồi thấp xuống chứ đừng cúi người, khom lưng.
– Khi bị chê trách, dù người khác có sai đi chăng nữa cũng đừng vội phản đối, nên đợi họ nói xong bình tĩnh lại rồi hãy giải thích.
– Làm việc gì cũng nên có điểm dừng thích hợp ,đúng lúc dù đó là đang ăn món mình rất thích hay khi tức giận một điều gì đó.
– Đến nhà bạn ăn cơm nên chủ động cùng tham gia rửa chén hay xếp dọn bàn ăn.
– Bạn đối xử với người khác thế nào, người ta sẽ đối xử lại với bạn như vậy.
– Học hành là chuyện cả đời. Chỉ học kiến thức trong sách thôi là chưa đủ, phải học cả kiến thức xã hội. Thực tế cuộc sống luôn phức tạp hơn những gì bạn được học.
– Khi lau bàn nên lau hướng về phía mình.
– Đừng khạc nhổ hoặc vứt rác bừa bãi. Nếu nơi đó không có thùng rác, hãy cầm rác về vứt vào thùng rác nhà mình.
– Khi vào chùa chiềng, đình làng hay miếu mạo, các con không được đùa giỡn, nói lớn tiếng hay huýt sáo.
– Ngày cuối năm, được theo ông bà, cha mẹ đi dãy mã, các con phải làm cỏ, lau chùi bia mộ để nhớ ông bà tổ tiên sinh ra mình
– Tuyệt đối đừng bao giờ bỏ bữa sáng. Nếu không ăn sáng thì cũng phải uống nước hoặc uống sữa.
– Phép lịch sự nên áp dụng đối với tất cả mọi người, bất kể đó là người lớn tuổi, là nhân viên phục vụ hay là cô chú lao công bên đường.
– Gặp đám ma, phải dừng ngả mũ chào.
– Gặp người lớn tuổi, người tàn tật, khi cần qua đường, thì phải giúp đỡ.
– Khi đưa hay nhận đồ từ người khác phải bằng cả hai tay.
– Làm sai phải nói lời xin lỗi, ai giúp mình dù việc nhỏ phải biết nói tiếng cảm ơn…!
– Khi đi ra khỏi nhà phải biết “Thưa”, khi về đến nhà phải biết “Trình”.
Nguồn :fb Đinh Trực