TÂM TRẠNG TỒI TỆ CỦA CHA MẸ CÓ THỂ HỦY HOẠI MỘT ĐỨA TRẺ

Mỗi đứa trẻ trong hành trình lớn lên có thể có những khiếm khuyết và chính phương pháp, thái độ giáo dục của cha mẹ sẽ quyết định tất cả.
Lúc còn nhỏ, đôi lời thì thầm, bảo ban của cha mẹ cũng khiến con nghe theo. Nhưng khi con lớn hơn, bắt đầu có những suy nghĩ, quan điểm riêng dẫn đến việc dạy dỗ cũng khó hơn nhiều. Vậy là nhiều cha mẹ mất bình tĩnh, không thể kiểm soát cảm xúc. Trong cơn tức giận, cha mẹ la hét và đánh mắng con.
Giáo sư Tâm lý học tội phạm và Nuôi dạy con cái Lý Mai Cần từng làm cuộc khảo sát dựa trên hơn 1.000 đứa trẻ và nhận ra rằng: So với các yếu tố bên ngoài như các trò chơi bạo lực, game thì tâm trạng không tốt của cha mẹ chính là “sát thủ” đầu tiên dẫn đến những khiếm khuyết về nhân cách của trẻ.
Những lời nói dửng dưng, hay cảm xúc tồi tệ không kiểm soát được của cha mẹ có thể khiến trẻ liên tưởng, tự vấn và nghi ngờ bản thân: “Bố mẹ có thương mình không? Mình cảm thấy không chịu nổi”,…
Tâm trạng tồi tệ của cha mẹ có thể “hủy hoại một đứa trẻ”

Câu chuyện “Hiệu ứng gió Nam” và bài học về việc dạy con

Có một câu chuyện tên là “Hiệu ứng gió Nam”. Đây là truyện ngụ ngôn do nhà văn Pháp La Fontaine sáng tác và cũng được các học giả giáo dục gọi là “Hiệu ứng ấm áp”.
Gió Bắc và gió Nam đánh cược với nhau, xem ai có khả năng khiến người đi đường phải cởi quần áo. Gió Bắc dùng sức mạnh của mình, tạo ra những cơn gió lạnh thấu xương, cố gắng khiến quần áo của con người bung ra. Nhưng lúc này, quần áo chẳng những không bung mà con người còn quấn chặt trang phục lại để chống đỡ gió rét.
Còn gió Nam lại chậm rãi đến cùng với bầu trời nắng ấm. Lúc này, mọi người nhanh chóng cởi bỏ áo khoác để cảm nhận tiết trời ấm áp.
Trong quá trình giáo dục, những lời trách mắng to tiếng của cha mẹ, sự thiếu kiểm soát cảm xúc giống như cơn gió Bắc lạnh buốt khiến trẻ phản kháng theo bản năng. Cha mẹ càng kiểm soát, trẻ càng không nghe lời. Trong khi đó, ngọn gió Nam ấm áp sẽ khiến trẻ tin tưởng và vâng theo.
Cha mẹ mất kiểm soát về mặt cảm xúc chẳng khác nào con hổ đẩy con vào góc, khiến chúng sợ hãi. Khi cha mẹ hét lớn, phản ứng đầu tiên của trẻ là tự bảo vệ mình, không muốn nghe bất cứ lời quát tháo nào.
Lần một, lần hai cha mẹ quát mắng có thể có tác dụng, về lâu dài nó sẽ khiến trẻ luôn trong trạng thái bất an, sẵn sàng phòng thủ. Trẻ cũng trở nên nhạy cảm và kém cỏi. Vì sợ bị khiển trách khi làm sai, trẻ trở nên thụ động, thiếu ý kiến, hay bắt chước cha mẹ và trở nên cáu kỉnh.

Cha mẹ thông minh phải biết điều tiết cảm xúc

Liệu pháp “nhận thức – hành vi” được công nhận rộng rãi trong tâm lý học, bao gồm “phương pháp tạm dừng cảm xúc”, có thể khiến con người không bị cảm xúc điều khiển và khôi phục lại sự bình tĩnh càng sớm càng tốt.
Khi con trẻ mắc lỗi, khi cảm xúc ập đến, hãy cho con biết cách cư xử của con khiến cha mẹ cảm thấy thế nào. Đồng thời cha mẹ nói với con rằng hai bên cần bình tĩnh. Hãy nói cho con hiểu, dù con mắc lỗi hay có cãi lời thì cha mẹ vẫn rất yêu con.
Nguồn: sưu tầm
– Phụ huynh đăng kí tim gia sư cho con tại đây.
– Tham gia vào nhóm gia sư qua Link zalo để cập nhật lớp mới.
– Tham gia vào nhóm để dễ dàng giao lưu, trao đổi giữa quý gia sư và các bậc phụ huynh.

Trả lời